Chim Cao cát bị giám đốc doanh nghiệp giết thịt có giá trị thế nào?
Chim Cao cát bị giám đốc doanh nghiệp giết thịt có giá trị thế nào?
Theo những người nuôi chim cảnh chuyên nghiệp, Cao cát bụng trắng có giá dưới 1,5 triệu đồng và được những người yêu thích giống chim lạ tìm kiếm để thuần hóa.
Liên quan đến giống chim Cao cát bị giám đốc doanh nghiệp giết thịt gây bão mạng xã hội, theo tìm hiểu, tuy nằm ở mục II của công ước quốc tế về buôn bán động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), nhưng loài chim này vẫn được nuôi thương mại nếu được cho phép.
Anh Nguyễn Hữu Thịnh (huyện Ia Grai, Gia Lai) - một người chuyên đi rừng sưu tầm các giống chim lạ cho biết, Cao cát không được đẹp như Hồng hoàng (Phượng hoàng đất) và cũng không biết dich thuat binh duong hót, chỉ có thể kêu. Tuy nhiên, nếu được thuần hóa đây là loài rất thân thiện với con người và được những người yêu thích các giống chim lạ tìm kiếm.
Giá bán 1 con Cao cát non dao động từ 250.000 đến 800.000 đồng, giá Cao cát lớn khoảng từ 700.000 - 1.500.000 đồng, thậm chí có thể cao hơn.
"Cao cát sinh sản vào mùa mưa, tầm khoảng tháng 3 đến tháng 7 là nhiều nhất. Tập tính sinh sản của loài này cũng rất lạ. Nó đẻ ở đâu rồi thì đến mùa sau vẫn đến nơi đó để làm tổ. Nếu tổ cũ không bị phá, nó sẽ về ngay tổ đó đẻ trứng, còn nếu bị phá rồi thì nó làm tổ khác ở gần đó", anh Thịnh cho biết.
Chim Cao cát con được nuôi dưỡng rất thân thiện với con người. (Ảnh: Quỳnh)
Chim Cao cát khi đẻ thường tìm bọng cây mục để đục lỗ làm tổ. Sau khi con mái đẻ từ 2 - 3 trứng sẽ ra bắt đầu ấp, còn chim trống bay đi kiếm ăn. Trước khi rời đi kiếm ăn, chim trống thường dùng đất trám tổ lại, chỉ chừa lại 1 lỗ nhỏ để đút thức ăn vào và chim mái ở trong bài tiết ra.
Do thiếu nắng, con chim ấp trứng bị rụng hết lông và dùng chính lông đó để lót tổ. Khoảng hơn 1 tháng thì chim con nở, chờ cho đến khi chim con cùng chim mẹ đã mọc được một số lượng lông sẽ cùng nhau phá tổ chui ra.
"Trong thời gian con chim bảo vệ tổ đi kiếm ăn xa, vì sợ kẻ thù tấn công nên Cao cát dùng đất để lấp miệng tổ cho thật cứng. Thường những người săn chim canh lúc chim non bắt đầu nhú lông để bắt, nhưng đó cũng là lúc chim mẹ rất dữ. Nếu không cẩn thận, nó có thể dùng cái mỏ sừng to cứng mổ đứt tay ngay", anh Thịnh chia sẻ.
Trong khi đó, theo anh Quỳnh (Lâm Đồng), một người từng có kinh nghiệm nuôi Cao cát cho biết, loài chim này rất dễ nuôi và cũng dễ thuần thục.
Cao cát con chuyên ăn các loại trái cây mềm. (Ảnh: Hội buôn chim cảnh)
"Trước đây tôi có nuôi Cao cát con để thuần hóa và bán lại, thức ăn của nó cũng dễ tìm, chỉ cần trái cây mềm và cơm nguội. Nếu ai chăm sóc kỹ hơn thì dùng cám ngâm vo viên rồi đưa cho nó ăn, kèm theo dế, nhái, lâu lâu cho ăn thêm mấy miếng thịt. Giá con non khoảng 500.000 đồng, còn chim lớn thì tùy vào thương lượng với người mua", anh Quỳnh cho biết.
Theo anh Quỳnh, Cao cát rất khôn và biết cách giữ nhà. Đặc biệt, loài chim này cũng quấn quýt với chủ và không bay xa dù được thả tự do.
"Nếu thấy người lạ vào nhà chúng sẽ kêu to, thường thì người dân ở nông thôn hay nuôi để giữ nhà, còn ở thành phố chỉ có người thích các loài chim lạ mới nuôi. Khi đã nuôi quen rồi chúng rất đáng yêu, chủ mà âu yếm thì sẽ ngửa cổ ra rồi lim dim mắt như mèo vậy hoặc mổ nhẹ vào tay rất tình cảm", anh Quỳnh chia sẻ.
Được biết, Cao cát bụng trắng hoang dã hiện đang sinh sống ở hầu khắp các rừng rậm rạp tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.
Nhận xét
Đăng nhận xét